công trình tôn vinh

Chúng ta trên thực tế đã độc lập từ 8/1945 nhưng cho đến nay chưa có cường quốc nào nào công nhận độc lập của chúng ta. Bản Hiệp định sẽ dẫn chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng, và đó là một thắng lợi chính trị lớn lao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá về sự kiện này.

(*) Tài liệu lưu trữ của chiến tranh 1944-1947,
Nxb T.p. Hồ Chí Minh, tr.218
Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung tại Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 06/3/1946.
Nơi đây hiện là Cung Thiếu nhi Hà Nội,
38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

thành đoàn hà nội

cung thiếu nhi

kỳ tích ngoại giao thời đại hồ chí minh

"hiệp định sơ bộ việt-pháp ngày 6/3/1946"

Các
hạng
mục
của
công
trình

04. Tái hiện không gian ký hiệp định

Công trình
tôn vinh
là một
Dự án
xã hội hóa

Sáng lập viên:  Bà Võ Thị Thanh Diệp

Đơn vị đồng hành: Natrumax Việt Nam & Hải Đăng Group

Và các nhà tài trợ Bạc/Vàng/Bạch Kim 

xem danh sách

03. Trang thông tin dữ liệu
02. tham quan thực tế ảo

tham quan

BTC trân trọng Kính mời
Nhà Tài Trợ
tham dự chương trình Sự kiện 15h, ngày 21/10/2023

01. Công trình đá ghi dấu kỳ tích

xem ngay

Phim tài liệu: "Hồ Chí Minh năm 1946"

Phim tài liệu & Phóng sự
hiệp định sơ bộ việt pháp 06/3/1946

 Nước nhà sau ngày giành được độc lập gặp muôn vàn khó khăn thử thách. Song, bằng những cố gắng vượt bậc, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng đã từng bước chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua mọi trở ngại, cương quyết bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào.

Hiệp định sơ bộ 6/3 - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên.

(*) Truyền hình Nhân Dân

Phóng sự: "Ngày này năm xưa"

Tài liệu & Tư liệu
hiệp định sơ bộ việt pháp ngày 06/3/1946

Biên bản họp Hội đồng Chính phủ ngày 06/3/1946,
trước khi ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 06/3/1946.
Hình ảnh lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 06/3/1946.
Bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp
ngày 06/3/1946.
(bản tiếng Việt, tiếng Pháp, và phụ lục của Hiệp định)

Nơi hiệp định sơ bộ ký kết
số 38 lý thái tổ, hoàn kiếm, hà nội

Thời Pháp thuộc, đây là 2 cơ sở riêng biệt, nửa phía bắc là Ấu Trĩ Viên (vườn trẻ), nhưng lại là nơi tổ chức hội hè cho người lớn như chợ phiên, thi sắc đẹp...; còn nửa phía nam là CLB của người Pháp - được gọi là nhà Xéc Tây. Một căn phòng chính của nhà Xéc Tây từng là nơi Hồ Chủ tịch cùng đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 6.3.1946. Từ ngày tiếp quản thủ đô (1954), nơi đây trở thành CLB thiếu niên và cái tên Ấu Trĩ Viên vẫn được sử dụng để gọi, cho đến khi nước bạn Tiệp Khắc (cũ) tài trợ xây cung thiếu nhi mới.
 Ngày 19.2.1977, sau 3 năm xây dựng, Cung Văn hoá Thiếu niên (tên cũ của Cung Thiếu nhi Hà Nội) chính thức đưa vào hoạt động với trung tâm là toà nhà 6 tầng liên kết với rạp "Khăn Quàng Đỏ" để phục vụ việc học tập các môn khoa học, nghệ thuật và rèn luyện thể thao cho thiếu niên thủ đô. Tòa nhà Xéc Tây với kiến trúc Pháp được chuyển làm nhà truyền thống Đội Thiếu niên tiền phong và các phòng, ban quản lý hành chính.
 Ngày 19.2.1977, sau 3 năm xây dựng, Cung Văn hoá Thiếu niên (tên cũ của Cung Thiếu nhi Hà Nội) chính thức đưa vào hoạt động với trung tâm là toà nhà 6 tầng liên kết với rạp "Khăn Quàng Đỏ" để phục vụ việc học tập các môn khoa học, nghệ thuật và rèn luyện thể thao cho thiếu niên thủ đô. Tòa nhà Xéc Tây với kiến trúc Pháp được chuyển làm nhà truyền thống Đội Thiếu niên tiền phong và các phòng, ban quản lý hành chính.
Sau 8 tháng về tiếp quản thủ đô, được sự quan tâm của Bác Hồ, ngày 1.6.1955, Ấu Trĩ Viên được Thành đoàn Hà Nội tiếp quản và trở thành trung tâm hoạt động của thiếu niên, nhi đồng toàn TP với cái tên mới: CLB thiếu niên. Những nghệ sĩ Thanh Huyền, Hồng Vân, Ái Xuân, Hồng Kỳ... những “ngôi sao” ca nhạc như Hồng Nhung, Thanh Lam, Ngọc Khuê... và những người nổi tiếng như Đoàn Hương, Phi Tiến Sơn, Tạ Bích Loan... đều trưởng thành từ ngôi nhà thân yêu này.
Theo thống kê, gần 60 năm qua, đã có gần 30 triệu lượt trẻ em đến tham gia sinh hoạt và vui chơi ở hơn 80 bộ môn, CLB sở thích tại Cung Thiếu nhi Hà Nội. Cung thiếu nhi đã trở thành địa chỉ gợi nhớ tới một “lâu đài tuổi thơ” của nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội...
Cung Thiếu nhi Hà Nội, 38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm - Nơi ký kết Hiệp định Sơ bộ Việt Pháp 06/3/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc tại Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946, tại 38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput